HP là tên một loại vi khuẩn hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày và đường ruột có thể dẫn đến ung thư. Và vi khuẩn này còn có khả năng lây lan vậy nên mức độ nguy hiểm của nó lại càng tăng lên. Hiểu rõ về HP là gì có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh do virus HP gây ra một cách hiệu quả. Vậy hôm nay hãy cùng sjwinetrails.com tìm hiểu về vi khuẩn HP qua bài viết dưới đây nhé!
I. HP là gì?
HP là vi khuẩn gram âm sống trong dạ dày con người
HP là viết tắt của Helicobacter Pylori, là một loại xoắn khuẩn Gram âm sống ký sinh trong lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Khả năng tiết men urease trung hòa axit giúp vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày.
Helicobacter pylori có thể tồn tại và nhân lên trong dạ dày của người bị nhiễm bệnh trong nhiều thập kỷ. Chúng tấn công dạ dày và có thể gây viêm mãn tính nhưng ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Khoảng 10% đến 20% người nhiễm HP có biến chứng loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn này cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày (tỷ lệ mắc 1-2%) và u lympho MALT dạ dày (dưới 1%).
II. Vi khuẩn HP lây lan qua đường nào?
Ban đầu HP tấn công vào bao tử người gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày. Quá trình phá hủy niêm mạc không đau đớn vì chúng diễn ra trong thời gian dài, đây cũng là nguyên nhân mà loại vi khuẩn không được phát hiện sớm.
Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, tỉ lệ mắc bệnh cao hay thấp tùy thuộc vào độ tuổi, thói quen và môi trường.
Hiện nay y học vẫn chưa đưa ra được kết luận về nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn HP trong cơ thể người nhưng có một số con đường lây lan vi khuẩn HP đã được chứng minh như:
- Lây truyền qua miệng: tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh thông qua tiếp xúc thông thường, hôn hoặc dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh. Khoảng 90% bệnh nhân cúm dạ dày liên quan đến Helicobacter pylori mắc bệnh theo cách này.
- Đường tiêu hóa: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong phân của người nhiễm bệnh và có thể lây lan ra cộng đồng qua đường bài tiết. Ngoài ra, việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm sống, không rửa tay trước và sau khi ăn sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Lây nhiễm do dùng chung dụng cụ y tế: Vệ sinh dụng cụ nha khoa, nội soi dạ dày, tai mũi họng không đúng cách dẫn đến lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
- Lây nhiễm từ nguồn nước sinh hoạt: Do vi khuẩn HP có thể có trong môi trường nước nên dễ bị lây nhiễm trong cộng đồng.
III. Triệu chứng nhiễm khuẩn HP
Ợ nóng, ợ chua là biểu hiện thường gặp của nhiễm HP
Thông thường bệnh nhân khi nhiễm khuẩn HP thường không nhận ra tình trạng bệnh, thậm chí nó không có biểu hiện. Khi gây hại tổn thương của cơ quan tiêu hóa, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, đặc biệt vào ban đêm xuất hiện các cơn co thắt dạ dày. Một số biểu hiện dễ nhận biết như:
- Đầy chướng bụng, bụng phình to.
- Ợ hơi, ợ nóng quá mức.
- Buồn nôn.
- Cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn hoặc không cảm thấy đói.
IV. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Nhiễm HP rất dễ gây ung thư dạ dày
HP chính là nguyên nhân đứng sau nhiều bệnh lý về dạ dày, tá tràng, trong đó có viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Cụ thể, các biến chứng khi nhiễm vi khuẩn HP là:
- Các trường hợp loét tá tràng: 90% – 95% các trường hợp nhiễm HP.
- Đối với loét dạ dày: >70% các trường hợp nhiễm HP.
- Các trường hợp khó tiêu không kèm loét dạ dày: hơn 50% các trường hợp nhiễm HP.
- Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Khoảng 90% trường hợp có liên quan đến HP.
Tuy nhiên, nguy cơ ung thư dạ dày còn bị ảnh hưởng bởi nguồn gen, yếu tố môi trường và sự tương tác giữa vi khuẩn HP với người bệnh.
Mặc dù tỷ lệ tiến triển thành ung thư ở người nhiễm vi khuẩn HP rất khiêm tốn (1-2%) nhưng đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, mỗi cá nhân cần chủ động phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP và điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ.
Dù tỷ lệ vi khuẩn HP tiến triển thành ung thư dạ dày không quá cao nhưng vi khuẩn HP cũng đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì thế việc hiểu rõ về HP là gì cũng như con đường lây nhiễm của vi khuẩn. Trên đây là một số thông tin về vi khuẩn HP giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như phòng ngừa bệnh HP hiệu quả.