Rau Bina thuộc họ Dền, chúng rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe của con người. Vậy
rau bina là rau gì? Tại sao lại được gọi là “vua rau”? Hãy cùng
sjwinetrails.com giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
I. Rau bina là rau gì?
Rau bina còn được gọi là rau chân vịt, cải bó xôi
Rau bina hay còn gọi với tên khác là cải bó xôi, rau chân vịt thuộc họ Dền, thân thảo và có nguồn gốc ở khu vực Trung Đông của Trung Quốc. Loại rau này có hình trứng đầu nhọn, mặt lá có gân giống như chân vịt, mép lá có hình răng cưa.
Cùng giống với nhiều loại rau khác, rau bina chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin, chất xơ, khoáng chất… Vì thế mà chúng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng.
Hiện nay, rau bina được trồng phổ biến tại khu vực Đông Nam Á, Tây Nam Á. Tại Việt Nam, rau bina được trồng nhiều ở Đà Lạt và một số tỉnh thành ở khu vực phía Bắc.
II. Tác dụng của rau bina với sức khỏe
Rau bina luôn được biết đến là loại rau tốt cho sức khỏe. Vậy nên, sau khi biết được rau bina là rau gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về tác dụng của loại rau này như sau:
1. Chống lại sự oxy hóa
Trong rau chân vịt có nhiều hoạt chất giúp cơ thể chống lại oxy hóa, nhờ đó mà làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời, chúng còn ngăn ngừa những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra như bệnh tiểu đường, bệnh ung thư…
2. Tăng cường sức khỏe cho mắt
Cải bó xôi chứa nhiều zeaxanthin và lutein – đây là hoạt chất phụ trách về màu sắc, tăng cường sắc tố để bảo vệ mắt khỏi nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm hay thoái hóa điểm vàng…
3. Ngăn ngừa ung thư
Hoạt chất diệp lục có trong rau bina không chỉ làm xanh màu lá mà còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo kết quả một nghiên cứu, những người thường xuyên ăn rau bina có khả năng giảm nguy cơ bị ung thư và cơ thể khỏe mạnh hơn so với những người không ăn rau chân vịt thường xuyên.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Rau bina có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe
Hàm lượng chất xơ và nước có trong cải bó xôi rất dồi dào nên giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, nhờ đó mà hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
5. Phòng ngừa tiểu đường
Như đã chia sẻ khi giải thích rau bina là rau gì, chúng chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Trong đó phải kể đến Alpha lipoic có khả năng làm giảm nồng độ glucose, tăng sự nhạy của insulin của người mắc bệnh tiểu đường. Nhờ hoạt chất này mà họ khỏe mạnh và phục hồi sức khỏe tốt hơn.
6. Tăng cường sức khỏe xương khớp
Trong rau bina có hàm lượng vitamin K dồi dào, kết hợp Canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Nhờ đó mà ngăn chặn được quá trình loãng xương. Bên cạnh đó, vitamin K còn ngăn cơ thể bài tiết canxi thông qua hệ bài tiết ra bên ngoài.
7. Tốt cho bà bầu
Không những vậy, rau bina còn tốt cho mẹ bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú. Các loại khoáng chất như sắt, folate dễ hòa tan có trong rau chân vịt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
8. Cải thiện vấn đề răng nướu
Thường xuyên uống nước ép cải bó xôi cùng với cà rốt sẽ giúp chữa bệnh chảy máu chân răng hiệu quả. Đồng thời, nó cũng chống lại sự thiếu hụt vitamin C thông qua việc bổ sung rau bina vào chế độ ăn uống hàng ngày.
9. Tốt cho hệ thần kinh
Hàm lượng magie có trong rau bina đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của hệ thần kinh, các bó cơ của cơ thể. Hơn nữa, magie còn rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số bệnh nguy hiểm như thiếu máu, nguy cơ đột quỵ…
10. Giảm nguy cơ béo phì
Trong rau bina có nhiều loại vitamin, chất xơ cao mà lượng calo thấp. Vì thế, nhiều người giảm cân thường bổ sung rau bina trong chế độ ăn uống của mình.
III. Chế độ ăn với rau bina
Bạn có thể nấu chín hoặc xay sinh tố rau bina với một số loại trái cây khác
Rau bina là loại rau rất đa dụng, bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín. Dưới đây là một số cách ăn rau bina mà bạn có thể tham khảo:
- Bạn có thể thêm rau bina vào món súp, thịt hầm hoặc mì ống
- Có thể xào rau bina với dầu oliu nguyên chất. Sau đó thêm hạt tiêu đen, phô mai parmesan bào.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho rau bina vào bánh mì sandwich, bánh mì dẹt.
- Thêm một chút rau bina vào món trộn, trứng tráng hoặc xay sinh tố.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng rau bina để làm thành nhiều món sinh tố tráng miệng hấp dẫn.
IV. Những tác dụng phụ tiềm ẩn khi làm dụng rau chân vịt
Mặc dù rau bina rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng thì có thể để lại một số tác dụng phụ cho sức khỏe. Vì thế, ngoài việc hiểu được rau bina là rau gì, bạn cũng nên nắm rõ một số tác dụng phụ nghiêm trọng nếu lạm dụng loại rau này như sau:
1. Bệnh đông máu
Rau bina có hàm lượng vitamin K1 cao – đây là thành phần có vai trò trong việc giúp đông máu. Tuy nhiên, với những người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc làm loãng máu, thuốc chống đông máu thì không nên ăn rau chân vịt.
2. Bệnh sỏi thận
Tuy nhiên, không nên làm dụng rau bina vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Trong rau bina có hàm lượng oxalat, canxi dồi dào, đây đều là những chất góp phần tạo sỏi trong thận. Do đó, những người có nguy cơ mắc sỏi thận không nên ăn loại rau này.
3. Thiếu máu
Cho dù hàm lượng sắt trong rau bina cao, nhưng lượng oxalate cũng cao không kém nên chúng cản trở quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể và đào thải sắt ra bên ngoài. Vì thế, bạn dễ bị thiếu máu nên ăn quá nhiều cải bó xôi.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết được rau bina là rau gì cũng như tác dụng của chúng đối với sức khỏe. Vậy nên hãy bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh nhé.