Stugeron là thuốc gì? Công dụng, liều dùng

Stugeron được dùng trong các trường hợp say tàu xe, rối loạn tiền đình, những người gặp vấn đề về khả năng giữ thăng bằng. Trong bài viết này, hãy cùng sjwinetrails.com tìm hiểu Stugeron là thuốc gì, tác dụng và cách dùng như thế nào nhé.

I. Thuốc Stugeron là thuốc gì?

Stugeron là thuốc kháng histamin H1

Stugeron là loại thuốc có thành phần chính là cinnarizine – đây là dẫn chất có tác dụng kháng histamin H1. Vì thế mà, Stugeron được chỉ định trong những trường hợp như sau:
  • Rối loạn tiền đình: Stugeron giúp giảm những triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, choáng váng, ù tai…
  • Stugeron được dùng để phòng say xe, chứng đau nửa đầu migraine.
  • Điều trị những triệu chứng gây ra do mạch máu não gồm có choáng váng, đau đầu, hoa mắt, ù tai, rối loạn kích thích, kém tập trung.
  • Điều trị các triệu chứng của rối loạn tuần hoàn ngoại biên như ruột rút về đêm, đau cách hồi, lạnh đầu chi…

II. Cách sử dụng thuốc Stugeron

Để hiểu rõ Stugeron là thuốc gì, người bệnh cần nắm được thông tin về cách sử dụng, liệu dùng sao cho an toàn như sau:

1. Liều dùng với người lớn

  • Đối với người lớn bị rối loạn tiền đình: uống 2 viên/lần; 3 lần/ngày
  • Đối với người lớn phòng ngừa say xe: uống 2 viên trước 2 tiếng khi lên xe. Sau đó uống thêm 1 viên; cách 8 tiếng/lần trong suốt hành trình đi xe nếu thực sự cần thiết.

2. Liều dùng với trẻ nhỏ

Liều dùng cho trẻ nhỏ phòng ngừa say xe:
  • Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên: uống như người lớn.
  • Đối với trẻ từ 5 đến 12 tuổi: uống 1 viên trước 2 tiếng khi lên xe; sau đó uống 1/2 viên sau mỗi 8 tiếng trong suốt hành trình đi nếu thực sự cần thiết.
Liều dùng cho trẻ bị rối loạn tiền đình:
  • Đối với trẻ từ 5 đến 12 tuổi: uống 1 viên; 3 lần/ngày
  • Trẻ dưới 5 tuổi không được sử dụng thuốc Stugeron.

III. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Stugeron

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Stugeron

Khi sử dụng thuốc Stugeron, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
  • Rối loạn tiêu hóa khi dùng liều cao với những biểu hiện như đi ngoài, đau bụng, buồn nôn…
  • Khô miệng, tăng cân, mồ hôi nhiều và có thể gặp tình trạng đau đầu.
  • Phản ứng dị ứng: đây là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể xảy ra với các mức độ khác như, từ mẩn ngứa cho đến khó thở, hạ huyết áp…
  • Một số triệu chứng ngoại tháp như cứng cơ khớp, run.. ở người cao tuổi.

IV. Cách xử trí khi dùng quá liều Stugeron

Triệu chứng sử dụng Stugeron quá liều gồm có hạ huyết áp, sự thay đổi trong ý thức từ nguồn ngủ cho đến hôn mê, triệu chứng ngoại tháp. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ khi sử dụng quá liều có thể xuất hiện tình trạng co giật. Mặc dù, hậu quả lâm sàng không quá nghiêm trọng nhưng đã có một số báo cáo về tình trạng tử vong sau khi dùng quá liều.
Hiện tại, vẫn chưa có thuốc giải độc khi dùng Stugeron quá liều. tuy nhiên, đối với bất kỳ trường hợp khi quá liều thì việc đầu trị triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ vẫn luôn được ưu tiên.
Ngoài ra, với những trường hợp quên liều thì nên dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp đúng như chỉ định. Không được dùng gấp đôi liều lượng thuốc đã quy định.

V. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Stugeron

  • Trước khi dùng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết bản thân có dị ứng với thành phần nào của thuốc hay không. Có đang mang bầu hay cho con bú; dị ứng với thức ăn, hóa chất hay vật nuôi nào hay không.
  • Dùng Stugeron sau ăn có thể gây đau vùng thượng vị.
  • Tình trạng buồn ngủ có thể ảnh hưởng đến công việc, lái xe. Đặc biệt lúc đầu điều trị bằng Stugeron thì tình trạng này có thể xuất hiện liên tục nên người bệnh cần phải chú ý.
  • Tránh dùng Stugeron dài ngày ở người lớn tuổi. Bởi vì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp, đôi khi còn gây trầm cảm kéo dài.
  • Tình trạng hạ huyết áp: thận trọng khi dùng Stugeron với liều lườn cao cho đối người bệnh bị giảm huyết áp vì nó có thể làm tăng tình trạng hạ huyết áp.
  • Tránh dùng Stugeron cho phụ nữ đang mang thai. Mặc dù chư có bằng chứng nào cho thấy tác động của Stugeron gây quái thái trên nghiên cứu. Tuy nhiên, việc dùng Stugeron có thể gây tác dụng phụ đến trẻ sơ sinh.
  • Phụ nữ cho con bú cũng nên cân nhắc việc dùng thuốc Stugeron.

VI. Tương tác thuốc Stugeron

Người bệnh nên thông báo rõ cho bác sĩ về tình trạng bệnh tật, dị ứng của mình

Stugeron có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác. Vì thế, để tránh gặp tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất người bệnh nên viết danh sách các loại thuốc đang dùng để bác sĩ biết. Đồng thời, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên tự ý dùng hay ngừng thuốc, đổi liều thuốc. Một số loại thuốc tương tác với thuốc Stugeron là thuốc gì?
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc ức chế thần kinh
  • Thuốc Atropine
  • Thuốc kháng cholinergic.
Ngoài ra, thức ăn, rượu, thuốc lá cũng có thể tương tác với Stugeron. Vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc cùng với thức ăn, thuốc lá và rượu, bia.
Với trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, nôn mửa, hôn mê. Khi đó, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã biết được Stugeron là thuốc gì cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.